Kỹ thuật trồng bưởi Diễn bao gồm rất nhiều bước quan trọng để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao.
Chọn giống: Kỹ thuật trồng bưởi Diễn dựa vào việc lựa chọn giống và chuẩn bị đất trồng là những yếu tố quan trọng cần lưu ý. Nên chọn những giống cây bưởi Diễn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, để tránh tình trạng mua phải những cây bưởi Diễn kém chất lượng khi thu hoạch chất lượng quả sẽ kém và đậu được ít quả.
Đất trồng: Đất có kết cấu xốp, giữ mùn, giữ màu, giữ các chất dinh dưỡng tốt và có khả năng thoát nước. Với độ pH từ 5.5 đến 6.5 là lý tưởng nhất. Tránh trồng cây ở những vùng đất trống có nhiều gió vì sẽ làm hoa bưởi rụng nhiều làm giảm tỷ lệ đậu quả. Nếu vườn nằm ngoài cánh đồng, trồng xen các loại cây chắn gió sẽ giúp bảo vệ hoa bưởi.
Mật độ khoảng cách giữa các cây: Tùy vào đất từng vùng là đất xấu hay đất tốt, thích hợp hay không thích hợp cho cây bưởi Diễn mà ta có mật độ khoảng cách trồng khác nhau.
- Đối với đất tốt và có điều kiện thâm canh cao, bạn nên trồng cây với khoảng cách 3 x 3,5 mét, tương ứng với mật độ khoảng 35 cây/sào Bắc Bộ.
- Với đất kém chất lượng, khoảng cách trồng nên rộng hơn, là 5 x 6 mét, với mật độ khoảng 14 cây/sào Bắc Bộ.
Làm đất, đào hố: Phải cày bừa kĩ, làm sạch cỏ, lên luống cách nhau 4.5 – 5m, rãnh rộng và sâu 30cm.
- Đối với đất tốt: Đào hố có kích thước 60x60x50cm
- Đối với đất xấu: Đào hố có kích thước lớn hơn: 80x80x60cm
- Đối với những khu vực có đất thấp, cần đắp ụ cao từ 50 – 60cm và đường kính rộng 1 mét để cải thiện điều kiện trồng trọt.
Phân bón lót: Khi bón phân lót, chú ý sử dụng phân chuồng để cây phát triển bộ rễ và có đủ chất dinh dưỡng nuôi cây, chúng ta cần chú ý khâu bón lót trước khi trồng.
Chú ý: Để tránh tình trạng nóng rễ, nên để hỗn hợp phân bón lót từ 20 – 30 ngày để phân chuồng có thể bay hơi hoàn toàn, tránh tình trạng nóng rễ dẫn đến rễ bị hư hại.
Quy trình trồng bưởi Diễn (Kỹ thuật trồng bưởi Diễn)
– Dùng cuốc mồi hố sau khi bón phân lót được để từ 20 – 30 ngày, đất giữa hố phải lớn hơn bầu cây để tạo không gian đủ rộng cho cây phát triển.
– Cắt dây buộc bầu rồi sau đó đặt cây nhẹ nhàng xuống hố tránh làm vỡ bầu đất.
– Để cây ở tư thế thẳng đứng sao cho mặt bầu cao bằng mặt ụ. Lấp đất xung quanh bầu cây và nén chặt nhẹ nhàng, đảm bảo không nén quá mạnh để không làm đứt rễ.
Chú ý: không nén chặt quá và không nén ở phần gốc cây tránh làm đứt rễ.
– Sau đó, lấy 3 cái cọc cắm chéo nhau để trống cho cây không bị siêu vẹo khi có gió to hoặc có con vật nào chạy qua. Dùng mùn rác hoặc cỏ khô phủ kín gốc cây để giữ độ ẩm cho đất, đồng thời giảm thiểu sự phát triển của cỏ dại và giữ đất mát mẻ.
– Sau khi trồng xong, tưới thật đẫm 1 lần. Các ngày sau mỗi ngày tưới 2 lần vào khoảng 9h sáng và 3 – 4h chiều mát. Chú ý không tưới vào sáng sớm khi trời vẫn còn sương và giữa trưa khi trời vẫn còn nắng ngắt. Có thể tùy vào thời tiết mà có lượng nước tưới phù hợp giúp rễ và lá phát triển tốt nhất.
– Quan sát quá trình phát triển của cây, nếu phát hiện có hiện tượng cây bị sâu bệnh thì còn có biện pháp khắc phục.
2. Cách chăm sóc bưởi Diễn khi trồng
Bưởi Diễn là loại cây dễ trồng tuy nhiên để có được những cây bưởi Diễn trĩu quả bà con cần lưu ý cách chăm sóc bưởi Diễn khi trồng:
2.1. Tưới nước cho cây bưởi Diễn
Tưới nước cũng là một cách chăm sóc bưởi Diễn. Tùy vào điều kiện thời tiết và khả năng giữ nước của đất nên cân nhắc lượng nước tưới cho phù hợp. Trong khoảng 1 tháng đầu khi cây mới trồng cần duy trì tưới nước thường xuyên để giữ ẩm. Khi cây đã bén rễ và phục hồi hoàn toàn có thể giảm mật độ tưới.
Cần có biện pháp chống hạn, chống úng cho cây trước sự biến đổi của thời tiết. Sau mỗi lần bón phân nên tưới nước để hòa tan phân, tạo điều kiện cho cây hấp thụ tốt hơn. Ngưng tưới nước cho cây bưởi Diễn 1 tháng trước khi thu hoạch.
2.2. Bón phân cho cây bưởi Diễn
Bón phân định kỳ là một trong những cách chăm sóc bưởi Diễn để cây sinh trưởng tốt, cho năng suất trái cao. Phân là nguồn dinh dưỡng giúp cây ra hoa, tạo quả và phát triển lá. Bón cho cây bưởi một lượng phân chuồng và NPK với tỷ lệ 10:3 sau khi thu hoạch lứa đầu tiên.
Tiến hành bón phân cho cây bưởi vào 3 giai đoạn:
- Bón thúc hoa: 30% kaliclorua và 40% đạm urê, bón vào tháng 2 khi cây bắt đầu ra hoa;
- Bón thúc quả: 30% kaliclorua và 20% đạm urê, bón vào khoảng tháng 3 - tháng 6 khi cây bắt đầu ra quả;
- Bón sau thu hoạch: 100% phân lân, 100% phân hữu cơ, 40% đạm urê và 40% kali clorua, bón vào khoảng tháng 11 - tháng 12, sau khi thu hoạch quả xong.
Cách bón phân:
- Phân hữu cơ: Đào rãnh xung quanh cây theo hình vành khăn hay hình chiếu của tán cây. Rãnh rộng 30-40cm, sâu 20-25cm. Rải phân vào rãnh, lấp đất lại và tưới nước.
- Phân vô cơ: Rải trực tiếp lên mặt đất theo hình chiếu tán cây. Khi rải phân cần lưu ý cách gốc cây 20-30cm. Sau đó tưới nước để phân được hòa tan. Có thể hòa tan phân vào nước để tưới cho cây trồng khi thời tiết khô hạn.
2.3. Kiểm soát côn trùng gây hại
Việc phòng trừ sâu bệnh phải được thực hiện cẩn thận, đây cũng là cách chăm sóc bưởi Diễn cho ra những trái ngon, chất lượng nhất. Phải kiểm soát được tình hình bệnh và có biện pháp phòng trừ sâu hại hiệu quả. Mỗi loại bệnh sẽ có những phương án đặc trị và phòng ngừa riêng. Một vài cách chăm sóc bưởi Diễn khi bị sâu bệnh:
- Chảy mủ thối rễ: do nấm Phytophthora gây ra, dùng Venri phun trực tiếp lên vùng bệnh.
- Sâu đục thân: đối với những cành nhỏ nên tiến hành cắt bỏ cành. Đối với cành cây lớn, dùng dao gọt bỏ phần có sâu đục thân tấn công, tiêu diệt sâu mẹ và dùng Leven để tiêu diệt trứng và sâu con.
Cách chăm sóc bưởi Diễn đạt năng suất cao
3. Đặc điểm của bưởi Diễn
Bưởi Diễn có đặc trưng rất thơm, hương của bưởi Diễn là một yếu tố nổi bật, tạo nên sự khác biệt và làm cho bưởi Diễn trở nên đặc trưng. Hương thơm này không chỉ làm tăng cảm giác ngon miệng mà còn giúp bưởi Diễn dễ nhận diện và được yêu thích hơn.
Đặc điểm của bưởi Diễn rất thú vị, do nó luôn có sự thay đổi về kích thước quả và vỏ theo thời gian. Quả nhỏ hơn và vỏ mỏng hơn không chỉ làm cho bưởi Diễn trông bắt mắt mà còn cho thấy sự phát triển của quả qua các năm. Vỏ căng mọng và bóng bẩy cũng là dấu hiệu của quả bưởi chín hoàn hảo.
Đặc điểm của bưởi Diễn có vị ngọt đậm, đây cũng là một yếu tố chính làm cho loại bưởi này được ưa chuộng. Sự thiếu vắng các vị the đắng và chua giúp tăng cường trải nghiệm ăn uống, làm cho bưởi Diễn phù hợp với nhiều người và có thể ăn nhiều quả mà không cảm thấy chán.
Đặc điểm của bưởi Diễn mang lại sự khác biệt
4. Thành phần dinh dưỡng của bưởi Diễn
Trong thành phần của bưởi Diễn chứa rất nhiều
vitamin A (chiếm 28%),
vitamin C (chiếm 64%) và các
khoáng chất thiết yếu như canxi, magie, kali, mangan, kẽm, và đồng. Bên cạnh đó, thành phần dinh dưỡng của bưởi Diễn còn chứa lượng nước phong phú và các
chất chống oxy hóa như lycopene và beta-carotene. Những thành phần này không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ quá trình giảm cân, mà còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh ung thư.
Xem thêm: Các sản phẩm chăm sóc tóc từ Vỏ bưởi & Bồ kết Herbario
>> Xem thông tin chi tiết: Tinh Dầu Bưởi
Với các thông tin “Hướng dẫn kỹ thuật trồng bưởi Diễn tại vườn nhà” đã được cung cấp, bạn còn chờ gì ? Hãy bắt đầu ngay hôm nay để biến khu vườn của bạn thành một khu vườn xanh tươi và đầy hương sắc với bưởi Diễn. Chúc bạn thành công với việc trồng và chăm sóc cây bưởi Diễn!